Sửa lỗi khi CPU quá nóng

Sửa lỗi khi CPU quá nóng dễ dàng với Thiên Sơn Computer

Nếu sử dụng máy tính bàn thường xuyên thì sẽ gặp các lỗi cơ bản về CPU, trong đó có thể là lỗi CPU quá nóng. Cùng với Thiên Sơn Computer cùng tìm nguyên nhân và cách khắc phục sửa lỗi khi CPU quá nóng.

1.CPU quá nóng có hại cho máy không?

Nhiệt độ hoạt động CPU quá nóng thì sẽ gây hại cho máy tính của bạn, máy tính để bàn được thiết kế hoạt động ở 1 phạm vi nhiệt độ an toàn. Việc vượt quá giới hạn nhiệt độ cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Nhiệt độ CPU quá nóng có thể làm giảm tuổi thọ của máy, giảm hiệu suất, hỏng linh kiện hoặc các vấn đề khác.

Bạn cũng không cần lo lắng khi CPU bị lỗi nhiệt. Vì khi nhiệt độ của CPU gần ngưỡng nguy hiểm. Hệ thống tự động kích hoạt các biện pháp bảo vệ các thiết bị xung quanh. 

Máy tính đời mới thường có các cảm biến và chức năng kiểm soát nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lên quá mức thì hệ thống sẽ tự động tắt nguồn hoặc giảm hiệu suất CPU để nguội máy.

Sửa lỗi khi CPU quá nóng
Sửa lỗi khi CPU quá nóng

2.CPU nóng đến nhiêu độ thì mới là nguy hiểm

Tuy các máy tính hiện nay cũng đều trang bị hệ thống bảo vệ tự động khi CPU quá nhiệt độ giới hạn, nhưng bạn cũng phải chú ý và tránh những mức nhiệt độ gây hư hại của CPU. Nhiệt độ an toàn cho CPU có thể thay đổi tùy thuộc vào mẫu mã và CPU. Bạn cũng tham khảo mức nhiệt độ thông dụng của nhiều máy tính dưới đây:

  • Dưới 60 độ: Đây là 1 phạm vi an toàn khi CPU đang hoạt động
  • 60-70 độ: Là mức độ ổn định cho CPU. Nhưng nếu máy tính hoạt động không hiệu quả trong khoảng này có thể do hệ thống làm mát cản trở quá trình tản nhiệt.
  • 70-80 độ: Khá nóng, nhưng chưa tới mức nguy hiểm. Khi CPU hoạt động ở mức tải cao trong thời gian dài, nhiệt độ này có thể làm giảm hiệu suất hoặc gây cản trở tốc độ xử lý.
  • 80-90 độ: Đáng báo động với nhiệt độ này. Nếu máy tính phải hoạt động khoảng nhiệt độ 80-90 độ trogn thời gian dài, điều này có thể gây ra nhiều tác động không tốt cho hiệu suất và tuổi thọ CPU
  • Trên 90 độ: Mức này cực kỳ nguy hiểm và có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cho CPU và máy tính. Hệ thống có thể tự động ngắt nguồn để ngăn cháy nổ, hỏng linh kiện.

Bạn để ý xem máy tính có đang trong quá trình ép xung CPU không, vì nhiệt độ có thể tăng đến 90 độ mà vẫn xem là bình thường và không nguy hiểm.

3. Nguyên nhân

CPU chạy quá nhiều tác vụ nặng

CPU là 1 thiết bị quan trọng của máy tính. Nó có chức năng hầu như tất cả các tính năng và tác vụ máy tính duy trì hiệu quả hoạt động của máy. Nếu máy tính đang chạy quá nhiều tác vụ hoặc hoạt động thường xuyên thì CPU sẽ nóng do họat động với công suất lớn.

CPU là 1 thiết bị quan trọng của máy tính
CPU là 1 thiết bị quan trọng của máy tính

Lỗi phần mềm

Ngoài việc máy tính hoạt động hết công suất thì còn bị lỗi phần mềm cũng là nguyên nhân làm cho CPU nóng. Khi máy tính bị lỗi phần mềm thì màn hình sẽ bị treo hoặc tạm thời không sử dụng được. Nhưng CPU vẫn hoạt động với công suất lớn.

Bị lỗi phần mềm cũng là nguyên nhân làm cho CPU nóng
Bị lỗi phần mềm cũng là nguyên nhân làm cho CPU nóng

Quạt tản nhiệt bẩn

Quạt tản nhiệt có trách nhiệm làm mát các linh kiện trong CPU khi hoạt động với công suất cao nên nhiệt lượng tỏa ra lớn. Nếu quạt bị bám quá nhiều bụi thì khả năng tản nhiệt bị giảm đi rất nhiều và không đủ sức làm mát bên trong.

Quạt tản nhiệt có trách nhiệm làm mát các linh kiện trong CPU
Quạt tản nhiệt có trách nhiệm làm mát các linh kiện trong CPU

Keo tản nhiệt bị khô

Keo tản nhiệt là 1 bộ phận có vai trò tản nhiệt cho CPU. Để keo tản nhiệt hoạt động tốt hơn thì lượng keo phải vừa đủ và không quá khô. Nếu keo bị khô thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình tản nhiệt.

Máy tính được đặt ở nơi có nhiệt độ cao

Các bộ phận tản nhiệt trong máy vẫn hoạt động bình thường mà CPU vẫn nóng thì nên kiểm tra lại vị trí đặt CPU. Lựa chọn nơi đặt máy tính cũng như CPU cũng quan trọng, nếu đặt CPU nơi ẩm thấp thì nhiệt độ cao cũng sẽ làm cho CPU bị nóng và hoạt động kém.

4.Khắc phục CPU quá nóng

Tắt các tác vụ không cần thiết

Cách đơn giản để giúp CPU giảm độ nóng là tắt đi những tác vụ không cần thiết hoặc chương trình chạy ngầm. Khi sử dụng máy tính chúng ta thường hay mở nhiều cửa sổ và web khác nhau, hãy tắt bớt các cửa sổ để CPU không nóng.

Hãy tắt bớt các cửa sổ để CPU không nóng.
Hãy tắt bớt các cửa sổ để CPU không nóng.

Vệ sinh các bộ phận làm mát

Khi trải qua 1 thời gian dài sử dụng thì các bộ phận làm mát bị bám bẩn rất nhiều và điều cần thiết là phải vệ sinh sạch sẽ vết bẩn. Trong quá trình vệ sinh nếu phát hiện bộ phận bị hỏng bạn có thể thay mới để tránh ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Vệ sinh các bộ phận làm mát
Vệ sinh các bộ phận làm mát

Thay keo tản nhiệt

Như trên, keo tản nhiệt bị khô sẽ làm CPU nóng, nên bạn cần thay mới keo tản nhiệt để khắc phục tình trạng đó. Bạn cần lựa chọn thêm những loại keo tản nhiệt chuyên dụng cho máy để quá trình tản nhiệt được diễn ra ổn hơn.

Keo tản nhiệt bị khô sẽ làm CPU nóng
Keo tản nhiệt bị khô sẽ làm CPU nóng

Đặt máy nơi thoáng

Đặt máy tính của bạn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp cũng làm cho CPU bạn không bị nóng. Ngoài ra tại vị trí quạt tản nhiệt, bạn không để bất kì vật cản nào để quá trình tản nhiệt diễn ra tốt hơn.

Đặt máy tính của bạn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp cũng làm cho CPU bạn không bị nóng
Đặt máy tính của bạn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm thấp cũng làm cho CPU bạn không bị nóng

Vệ sinh máy sạch sẽ

Vệ sinh máy định kì là biện pháp quan trọng để giảm nhiệt độ CPU và duy trì hiệu suất hoạt động của máy. Bụi bẩn, lông thú và các hạt nhỏ tích tụ trên bộ phận làm mát thì chúng có thể cản trở luồng không khí và làm tăng nhiệt độ CPU.

Vệ sinh máy định kì là biện pháp quan trọng
Vệ sinh máy định kì là biện pháp quan trọng

Lắp thêm quạt tản nhiệt

Lắp quạt tản nhiệt là biện pháp hoàn hảo để giảm nhiệt độ CPU và các linh kiện khác bên trong máy tính. Nếu lắp thêm quạt bạn xem xét về tính tương thích với bo mạch chủ và không gian bên trong để quạt hoạt động ổn định.

Lắp quạt tản nhiệt là biện pháp hoàn hảo để giảm nhiệt độ CPU
Lắp quạt tản nhiệt là biện pháp hoàn hảo để giảm nhiệt độ CPU

ĐỌC THÊM: Giải nén file RAR trên MacOS

Xử lý laptop bị vô nước cực chi tiết

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *