Khắc phục Display driver stopped responding and has recovered Win 10

Khắc phục Display driver stopped responding and has recovered Win 10 dễ dàng | Thiên Sơn Computer

Khi dùng laptop với hệ điều hành windows 10 thì sẽ thấy thông báo lỗi Display driver stopped responding and has recovered đặc biệt là sau khi chạy các tác vụ nặng. Vậy cách Khắc phục Display driver stopped responding and has recovered Win 10 như nào cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu Display driver stopped responding and has recovered

Lỗi Display driver stopped responding and has recovered là lỗi xuất hiện khi laptop, PC đang chạy tác vụ nặng như chơi game, thiết kế, photoshop,… tính năng Timeout Detection and Recovery phát hiện ra rằng card đồ họa không phản hồi trong thời gian cho phép.

Khi ấy màn hình bị treo và không phải hồi sau vài giây thì nó tự thoát ra màn hình Desktop, ở góc phải màn hình xuất hiện thông báo có dấu X, thỉnh thoảng sẽ gây ra lỗi màn hình đen hoặc xanh gây gián đoạn trong quá trình làm việc cho người dùng.

Tìm hiểu Display driver stopped responding and has recovered
Tìm hiểu Display driver stopped responding and has recovered

2. Tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi Display driver stopped responding and has recovered

Lỗi Display driver stopped responding and has recovered khá phức tạp và gồm nhiều nguyên nhân phổ biến sau:

  • Laptop,PC có nhiều ứng dụng, phần mềm đang chạy
  • Có thể do driver display quá cũ và lỗi thời.
  • GPU trên máy đang nóng, tốn thời gian chuyền tải ảnh ra màn hình.
  • Driver card đồ họa, card màn hình bị hỏng hoặc quá cũ.
  • Hệ điều hành máy tính có lỗi registry,…
Lỗi Display driver stopped responding and has recovered khá phức tạp và gồm nhiều nguyên nhân phổ biến sau
Lỗi Display driver stopped responding and has recovered khá phức tạp và gồm nhiều nguyên nhân phổ biến sau

3.Cách khắc phục xử lý Display driver stopped responding and has recovered

Đóng những ứng dụng và chương trình không cần thiết.

Nhiều ứng dung, chương trình đang chạy trên laptop khiến GPU phải hoạt động hết năng suất và tới thời điểm sẽ không thể xử lý được và gây ra lỗi.

Nên khi xuất hiện các lỗi bạn thử đóng bớt các ứng dụng, chương trình đang mở trên máy để xem có khắc phục được lỗi không. Bạn nên đóng hết các chương trình không cần thiết để GPU xử lý các công việc chính nâng cao hiệu quả hơn.

Bạn có thể vào Task Manager để xem các ứng dụng đang chạy ngầm, chiếm bao nhiêu % trên RAM và CPU. Chọn những ứng dụng không cần thiết > Click chuột phải vào ứng dụng > Chọn End Task để đóng.

Bạn có thể vào Task Manager để xem các ứng dụng đang chạy ngầm, chiếm bao nhiêu % trên RAM và CPU
Bạn có thể vào Task Manager để xem các ứng dụng đang chạy ngầm, chiếm bao nhiêu % trên RAM và CPU

Tắt cả hiệu ứng chuyển động và Visual Effect

Tắt hiệu ứng chuyển động và visual effect cũng là cách giúp GPU giảm tải được thời gian xử lý và khắc phục lỗi Display driver stopped responding and has recovered. Bạn thực hiện theo sau:

B1: Trên Start Menu > Nhập Adjust the appearance and performance of Windows vào khung Search> Ở danh sách kết quả tìm kiếm > Click chọn Performance options.

Trên Start Menu > Nhập Adjust the appearance and performance of Windows vào khung Search
Trên Start Menu > Nhập Adjust the appearance and performance of Windows vào khung Search

B2: Trên cửa sổ hiển thị > mục Visual Effect > Chọn Adjust for best performance> Apply rồi OK.

Chọn Adjust for best performance> Apply rồi OK.
Chọn Adjust for best performance> Apply rồi OK.

Bạn đóng cửa sổ chương trình lại rồi thử mở các ứng dụng làm việc xem lỗi còn xuất hiện nữa hay không.

Gỡ rồi cài đặt lại Display driver.

B1: Click chuột phải vào Start > Chọn Device Manager. Trên cửa sổ Device Manager > Tìm mục Display Adapters > Chọn dấu > để mở rộng vùng chọn.

Trên cửa sổ Device Manager > Tìm mục Display Adapters > Chọn dấu > để mở rộng vùng chọn.
Trên cửa sổ Device Manager > Tìm mục Display Adapters > Chọn dấu > để mở rộng vùng chọn.

B2: Click chuột phải vào Driver Display > Chọn Uninstall device để gỡ cài đặt driver. Bạn thực hiện các bước y vậy để gỡ bỏ từng driver nếu có nhiều Driver Display.

Click chuột phải vào Driver Display > Chọn Uninstall device để gỡ cài đặt driver.
Click chuột phải vào Driver Display > Chọn Uninstall device để gỡ cài đặt driver.

Tùy chỉnh Registry

Tùy chỉnh Registry để tăng thời gian xử lý cho GPU, để hệ thống có nhiều thời gian phản hồi về cho máy tính qua tính năng Timeout Detection and Recovery của Windows, để tùy chỉnh ra thực hiện như dưới đây:

B1: Nhấn windows + R > Nhập regedit > OK.

Nhấn windows + R > Nhập regedit > OK.
Nhấn windows + R > Nhập regedit > OK.

B2: Trên màn hình hiển thị cửa sổ Registry Editor điều hướng theo đường dẫn trong ảnh.

Trên màn hình hiển thị cửa sổ Registry Editor điều hướng theo đường dẫn trong ảnh.
Trên màn hình hiển thị cửa sổ Registry Editor điều hướng theo đường dẫn trong ảnh.

B3: Click chuột phải vào khoảng trống bất kỳ ở khung phải > Chọn New, bạn có 2 lựa chọn

  • DWORD (32-bit) Value nếu bạn dùng phiên bản windows 32-bit
  • QWORD (64-bit) Value  nếu dùng phiên bản windows 64-bit.
Click chuột phải vào khoảng trống bất kỳ ở khung phải > Chọn New, bạn có 2 lựa chọn
Click chuột phải vào khoảng trống bất kỳ ở khung phải > Chọn New, bạn có 2 lựa chọn

B4: Đặt tên cho value mới là TdrDelay > Enter > Click đúp chuột vào TdrDelay > Nhập giá trị là 8 vào khung Value Data> OK.

Đặt tên cho value mới là TdrDelay
Đặt tên cho value mới là TdrDelay

Sau đó đóng cửa sổ Registry Editor và khởi động máy tính lại sau đó mở ứng dụng làm việc xem còn lỗi hay chưa nhé.

Update phiên bản driver card đồ họa mới

Khi dùng máy tính một thời gian, có thể card bị lỗi hoặc cũ, nên bạn cần cập nhật phiên bản driver card đồ họa mới để khắc phục lỗi Display driver stopped responding and has recovered.

B1: Nhấn Windows X > Chọn Device Manager > Tìm Display adapters > Click dấu > bên trái mục Display adapters để mở rộng tùy chọn.

Update phiên bản driver card đồ họa mới
Update phiên bản driver card đồ họa mới

B2: Nhấn chuột phải vào card đồ họa > Chọn Update Driver.

Nhấn chuột phải vào card đồ họa > Chọn Update Driver.
Nhấn chuột phải vào card đồ họa > Chọn Update Driver.

B3: Chọn Search Automatically for updated driver software rồi đợi hệ thống Windows 10 tự cập nhật, sau đó khởi động lại máy rồi kiểm tra lại.

Chọn Search Automatically for updated driver software rồi đợi hệ thống Windows 10 tự cập nhật
Chọn Search Automatically for updated driver software rồi đợi hệ thống Windows 10 tự cập nhật

ĐỌC THÊM: Cách vào BIOS trên windows 11 trên nhiều dòng máy

Khắc phục lỗi máy tính kêu tiếng liên tục

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *