Các chức năng của hệ điều hành

Các chức năng của hệ điều hành | Thiên Sơn Computer

Hệ điều hành (Operating System) là phần mềm cho phép người sử dụng tương tác với máy tính và chạy các chương trình. Vậy Các chức năng của hệ điều hành là gì. Cùng Thiên Sơn Computer tìm hiểu thêm nhé.

1.Kiểm soát hiệu suất hệ thống

Hệ điều hành giám sát thiết lập hệ thống tổng thể, có ghi lại thời gian phản hồi giữa các yêu cầu của hệ thống. Việc này giúp cải thiện hiệu suất bằng cách cung cấp thông tin quan trọng tại thời điểm khắc phục sự cố.

Các chức năng của hệ điều hành
Các chức năng của hệ điều hành

2.Hỗ trợ phát hiện lỗi.

Hệ điều hành phát hiện lỗi bằng cách giám sát hệ thống liên tục để giúp tránh được sự cố liên quan tới phần mềm.

Vd: Khi máy đang có vấn đề và cần khởi động lại, hệ điều hành lập tức gửi thông báo lỗi và hướng giải quyết trên màn hình.

Hỗ trợ phát hiện lỗi.
Hỗ trợ phát hiện lỗi.

3.Phối hợp giữa mềm khác và người dùng

Các hệ điều hành có thể giúp bạn sử dụng các phần mềm khác của hệ thống thông qua các trình thông dịch, trình biên dịch, trình dịch hợp ngữ và những ứng dụng khác.

Phối hợp giữa mềm khác và người dùng
Phối hợp giữa mềm khác và người dùng

4. Quản lý bộ nhớ 

Nếu chương trình muốn được thực thi, trước hết thì phải nạp vào bộ nhớ chính. Trên thực tế thì hệ điều hành còn kiểm  soát bộ nhớ chính trên máy qua các hoạt động sau:

  • Theo dõi bộ nhớ chính
  • Theo dõi địa chỉ bộ nhớ đã được cấp phát và địa chỉ bộ nhớ chưa được dùng.
  • Quyết định phần mềm phải duy trì trong bao lâu và thứ tự các phần mềm được cấp quyền truy cập vô bộ nhớ.
  • Cấp phát bộ nhớ cho phần mềm và giải phóng bộ nhớ khi quá trình hoạt động phần mềm đã kết thúc.
Nếu chương trình muốn được thực thi, trước hết thì phải nạp vào bộ nhớ chính
Nếu chương trình muốn được thực thi, trước hết thì phải nạp vào bộ nhớ chính

5. Quản lý bộ xử lý

Quản lý các phần mềm có quyền truy cập vào bộ xử lý và duy trì lượng thời gian xử lý trong môi trường đa nhiệm qua các hoạt động:

  • Theo dõi trạng thái các phần mềm.
  • Chương trình theo dõi trạng thái gọi là bộ điều khiển lưu lượng.
  • Phân bổ CPU, giải phóng bộ xử lý khi không cần.
Quản lý bộ xử lý
Quản lý bộ xử lý

6. Quản lý thiết bị

Hệ điều hành quản lý tương tác giữa các thiết bị bằng trình điều khiển tương ứng qua các hoạt động:

  • Theo dõi các thiết bị được kết nối tới hệ thống.
  • Hệ điều hành chỉ định chương trình chịu trách nhiệm cho mọi thiết bị thì gọi là bộ điều khiển đầu vào /đầu ra.
  • Quyết định quá trình của thiết bị nào được truy cập trong bao lâu.
  • Phân bổ các thiết bị đồng thời hủy phân bổ các thiết bị khi chúng không có yêu cầu.
Quản lý thiết bị
Quản lý thiết bị

7. Quản lý tập tin

Hệ thống tệp in được sắp xếp thành các thư mục để dễ điều hướng và sử dụng. Hệ điều hành quản lý tập tin thông qua việc theo dõi nơi lưu trữ thông tin, cài đặt quyền truy cập user và trạng thái của mọi tệp,…

Hệ thống tệp in được sắp xếp thành các thư mục để dễ điều hướng và sử dụng
Hệ thống tệp in được sắp xếp thành các thư mục để dễ điều hướng và sử dụng

ĐỌC THÊM: Cách tăng tốc cho laptop dùng hệ điều hành windows

Tính năng có thể bỏ qua khi mua laptop

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *